Vùng chống tĩnh điện là gì?

Đăng bởi Admin 24/04/2020
Vùng chống tĩnh điện là gì?

"VÙNG CHỐNG TĨNH ĐIỆN"

(Electrostatic Protected Areas)

EPA (Electrostatic Protected Areas) tạm dịch là Khu vực đã được bảo vệ tĩnh điện thường trực. Có nghĩa là đây là trạm làm việc đã được ngăn ngừa EOS/ESD, gọi là “Vùng Chống Tĩnh Điện”

Một “Vùng Chống Tĩnh Điện” ngăn chặn sự sai hỏng cho các thành phần điện tử khi đang thực hiện các qui trình lắp ráp mà có hiện tượng Tĩnh điện hay đột biến điện áp xảy ra. “Vùng Chống Tĩnh Điện” còn phải được thiết kế để giúp chặn các rò rỉ điện từ các công cụ thiết bị cầm tay như máy hàn, máy đo, máy phát sóng… 

Để bảo vệ ESD, “Vùng Chống Tĩnh Điện” cần một đường truyền dẫn tiếp đất để trung hòa tĩnh điện về mức 0 (zero) nhằm ngăn chặn hoàn toàn tất cả các hiện tượng phóng tĩnh điện vào thành phần điện tử, bên cạnh đó “Vùng Chống Tĩnh Điện” cần có một hoặc nhiều bề mặt có tính năng phân tán tĩnh điện để hạ giảm bớt mức tĩnh điện trước khi trung hòa qua đường truyền dẫn để giảm nhẹ thêm dòng xả qua dây tiếp đất.

Tiếp đất qua da của người vận hành trong “Vùng Chống Tĩnh Điện” là biện pháp phổ biến được sử dụng để trung hòa tĩnh điện phát sinh từ quần áo và cơ thể, cần chú ý dây tiếp đất phải phù hợp để tránh sự nguy hiểm rò rỉ điện từ thiết bị gây tai nạn lao động. Để an toàn, dây tiếp đất từ da được gắn nối tiếp một điện trở đủ lớn để xả chậm về mức trung hòa là 0V nhằm tránh tia lửa và nhiệt phát sinh, đồng thời cũng đủ đảm bảo an toàn cho người khi có rò rỉ điện. Bên cạnh đó cần thường xuyên khảo sát sự rò rỉ điện có thể xảy ra tại nơi làm việc để tránh các tai nạn đáng tiếc.

 

 

Theo IPC-A610 thì điện trở và thời gian cho phép phóng điện tối đa để đảm bảo an toàn tĩnh điện như sau:
Tổng trở đo và thời gian xả tĩnh điện từ Người vận hành nối tiếp với,
_ Tấm lót sàn nhà đến dây tiếp đất là 1000 MΩ, < 1.0s (giây)
_ Tấm trải bàn đến dây tiếp đất là 1000 MΩ, < 1.0s (giây)
_ Dây đeo tiếp xúc da (cổ tay) là 100 MΩ, < 0.1s (giây)

Khi chúng ta ưu tiên đảm bảo an toàn cho Người vận hành thì có thể “ "Vùng Chống Tĩnh Điện” lại không đảm bảo về ngăn ngừa EOS/EDS cho sản phẩm và thiết bị, thì có thể bổ sung biện pháp trung hòa Tĩnh điện bằng cách thổi không khí có ion vào khu vực này.

Để duy trì ổn định và hiệu quả công năng của việc  chống tĩnh điện hãy chú ý không nên cho vào đây những “vật thể lạ” chưa xác định hay chưa kiểm định an toàn tĩnh điện. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra dây sườn máy, thiết bị đảm bảo tiếp xúc đất, bởi nếu dây này hở (open) có thể rò rỉ mức điện áp từ 80-100V. Giải pháp dùng mạch tự động dò hở đất của thiết bị là một lựa chọn tối ưu tuy nhiên sẽ phát sinh chi phí.

Cho nên một “Vùng Chống Tĩnh Điện” cụ thể như hình mô tả dưới đây với các công cụ, dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, vật liệu và con người trong khu vực này đều phải được quan tâm đến khía cạnh ESD

 

 

Chú thích:

1. Băng keo phân định “Vùng Chống Tĩnh Điện” 
2. Thảm xả tĩnh điện sàn nhà 

3. Thùng rác 
4. Thiết bị đo và đầu đo 
5.Thảm mặt bàn đặt sản phẩm điện tử 
6. Các điểm tiếp địa xả tĩnh điện 
7. Máy nhả ion 
8. Nước rửa sàn nhà (hỗ trợ tiếp xúc) 
9. Nước rửa mặt thảm (hỗ trợ tiếp xúc) 
10. Thảm kệ chứa 
11. Hộp chứa linh kiện nhạy cảm ESD 
12. Kiểm tra giày và ghi nhận
13. Ký hiệu 
Vùng Chống Tĩnh Điện” 
14. Nhãn dán và băng keo ESD 
15. Máy kiểm tra dây đeo cổ tay 
16. Dây cổ tay và đạp gót ESD
17. Trang phục tĩnh điện
18. Bao gói hàng ESD
19. Dây tiếp địa xả tĩnh điện
20. Băng dán định mức đầy rác
21. Hộp chứa sản phẩm
22. Gá giữ bảng mạch điện (chờ)
23. Cặp giữ hồ sơ/tài liệu
Nguồn : http://tbe.vn/chia-se-kien-thuc/11025-the-nao-la-vung-chong-tinh-dien.html

Các tin khác

Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0853550588 để được tư vấn